Thông tư Quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử

Ngày 16 tháng 5 năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
Nhằm hướng dẫn cụ thể một số quy định liên quan đến quản lý hoạt động của các website TMĐT tại Nghị định này, ngày 20 tháng 6 năm 2013, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 12/2013/TT-BCT quy định thủ tục thông báo, đăng ký và công bố thông tin liên quan đến website thương mại điện tử.Thông tư được áp dụng đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:

  • Thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử bán hàng.
  • Thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
  • Thương nhân, tổ chức hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử.
Thông tư hướng dẫn về thủ tục thông báo của các website TMĐT bán hàng. Đối tượng thông báo website TMĐT bán hàng bao gồm:
  • Thương nhân.
  • Tổ chức mà trong chức năng, nhiệm vụ có bao gồm việc tổ chức hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc tiến hành các hoạt động thương mại điện tử.
  • Cá nhân đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân.
Về thủ tục đăng ký của các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đối tượng đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT bao gồm:
– Thương nhân hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ doanh nghiệp, có website thương mại điện tử trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ sau:
  1. Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.
  2. Dịch vụ khuyến mại trực tuyến.
  3. Dịch vụ đấu giá trực tuyến.
Ngoài ra, Thông tư cũng hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website TMĐT cho các thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam và thuộc một trong những đối tượng sau:
  • Là tổ chức xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ doanh nghiệp.
  • Là cơ quan truyền thông, hiệp hội ngành hàng hoặc tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • Là thương nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Một nội dung quan trọng khác của Thông tư là quy định về trình tự công bố thông tin trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT. Theo đó, Bộ Công Thương sẽ công bố công khai trên Cổng thông tin danh sách các website TMĐT đã thực hiện thủ tục thông báo và đăng ký; danh sách các thương nhân, tổ chức đánh giá tín nhiệm website TMĐT đã thực hiện thủ tục đăng ký; danh sách các website TMĐT vi phạm qui định của pháp luật và danh sách website TMĐT bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Trình tự tiếp nhận thông tin phản ánh và công bố danh sách website TMĐT bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được thực hiện như sau: 
1. Bộ Công Thương tiếp nhận phản ánh của tổ chức, cá nhân về các hành vi sau trên website thương mại điện tử:
  1. Vi phạm các quy định về thông báo và đăng ký website thương mại điện tử;
  2. Vi phạm các quy định về giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP;
  3. Vi phạm các quy định về trách nhiệm của người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP;
  4. Vi phạm các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân và an toàn thanh toán trong thương mại điện tử tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP;
  5. Các vi phạm khác quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP.
2. Cách thức gửi phản ánh, kiến nghị: 
  1. Gửi phản ánh trực tuyến về các website thương mại điện tử không/chưa đăng ký với Bộ Công Thương tại đây.
  2. Gửi phản ánh trực tuyến về các website thương mại điện tử vi phạm Nghị định 52/2013/NĐ-CP tại đây.
  3. Gửi phản ánh bằng văn bản tới Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương, Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội;hoặc qua thư điện tử qltmdt@moit.gov.vn.
3. Việc công bố thông tin phản ánh đối với một website thương mại điện tử trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử được thực hiện như sau:
  1. Website thương mại điện tử có trên 05 (năm) ý kiến phản ánh từ các tổ chức, cá nhân khác nhau về một hoặc nhiều hành vi nêu tại khoản 1 Điều này sẽ nhận được thông báo của Bộ Công Thương yêu cầu giải trình về những ý kiến phản ánh nói trên.
  2. Sau thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải trình của Bộ Công Thương, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử không phản hồi hoặc không giải trình được về các ý kiến phản ánh, thì website đó sẽ bị đưa vào danh sách website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
shares
Xin chào! Bạn cần hỗ trợ?