9 điều mà các SEO Pro không nên nhầm lẫn

Bạn đã bao băn khoăn: Tỷ lệ keyword thế nào là hợp lý để vừa dễ được Google tìm thấy và xếp thứ hạng cao trong hàng triệu website cùng ngành lại vừa không bị đánh giá là nhồi nhét từ khóa rồi bị cho ra đảo. Mình cũng đã từng có băn khoăn như vậy và trong khi tìm kiếm câu trả lời, mình đã tìm được bài viết dưới đây mà mình thấy rất hữu ích.
Tuần này, tôi sẽ phân tích những nỗi lo thường trực với các SEOer và những thứ hay được hỏi nhất trên các forum, trên các trang mạng xã hội nhưng cũng là những lầm tưởng phổ biến nhất . “Này, đợi 1 chút. Tôi nghĩ đây là vấn đề. Làm thế nào để giải quyết nó đây”
chỉ mục
Thứ nhất: “Tôi cảm thấy lo lắng vì có quá nhiều link từ cùng 1 domain trỏ tới site của tôi. Google có thể nghi ngờ đây là kết quả của việc sử dụng site vệ tinh và sẽ trừng phạt tôi”. Sự thực không đáng sợ như vậy trừ phi các link đó đến từ những nguồn kém chất lượng (như những site chuyên mua bán link). Tốt hơn hết là bạn không nên có bất kỳ link nào từ họ. Thực sự nếu bạn có 80,000 link trỏ tới bạn từ duy nhất 1 domain, cũng không việc gì phải lo lắng. Sẽ không có gì nguy hại đến công việc SEO của bạn. Nếu link đó tồn tại một cách tự nhiên, hợp lý (từ 1 website có tên tuổi, hoạt động trong cùng lĩnh vực với bạn), nó chắc chắc sẽ mang lại ranking tốt cho bạn. Mặc dù có 80.000 links sẽ không tốt hơn 79.000 lần so với việc có 1 link, nhưng nó vẫn có ích. Tôi sẽ không bao giờ quan tâm đến vấn đề này trừ khi những link trỏ đến site của tôi từ những trang spam, kém chất lượng. Ngay lúc này, có thể bạn đã nhận ra site mình có những link kém chất lượng nào. Vậy đừng chần chừ nữa, hãy tìm cách gỡ bỏ những link đó đi.

Thứ 2: “Bao nhiêu từ khóa thì là hợp lý? Có phải ranking của tôi thấp vì tôi đang chèn quá nhiều từ khóa không?
Tôi không biết từ đâu có khái niệm này. Nhiều năm trước, mọi người lo lắng về mật độ từ khóa (tỷ lệ phần trăm của từ khóa/tổng số từ trên 1 trang web và sau một thời gian phân tích, mọi người đều đồng ý với một tỷ lệ vàng: 2.78%).
Không, không phải như vậy. Sẽ là sai lầm khi bạn quan tâm đến % nhất định nào đó. Chừng nào bài viết của bạn tự nhiên và trôi chảy mọi thứ sẽ ổn. Đề cập đến từ khóa bao nhiêu lần bạn muốn chừng nào nó không trở nên khiên cưỡng và gây khó chịu cho người đọc. Rõ ràng là có nhiều từ khóa trong một bài viết sẽ giúp Google dễ dàng suy ra chủ đề của bài viết đó là gì. Nhưng nếu quá lạm dụng để qua mắt Google sẽ vừa gây khó chịu cho người đọc vừa khó tránh khỏi những hình phạt từ các thuật toán. Con số % này hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung bài viết và lĩnh vực mà bài viết đang hướng tới, vì vậy hoàn toàn không có một con số chuẩn cho tất cả các website.
“Nhưng tôi đã nghe nhiều về hậu quả của việc nhồi nhét từ khóa, đặc biệt kể từ khi Penguin ra đời. Vậy tóm lại quá nhiều từ khóa có nguy hiểm không?”
Nếu bạn viết nội dung thật tự nhiên, hướng 100% đến người đọc, bạn không có gì phải lo lắng. Hãy tưởng tượng, bạn có 1 trang web bán hàng. Từ khóa là tên sản phẩm sẽ xuất hiện 1 lần trong title, 1 lần trong headline và vài lần trong phần miêu tả sản phẩm. “Ôi không, mật độ từ khóa của trang này những 30%, 40%. Kiểu này 99% bị Google sờ gáy rồi”. Không, tất cả đều ổn, bạn không phải lo.
Chừng nào, bạn viết bài theo cách nó vốn thế thì không ai động đến bạn cả. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng, chỉ cốt lấy ranking thì bạn sẽ bị Google đưa vào tầm ngắm.

Bạn có biết: một trang page hiện đang đứng đầu với 1 từ khóa trong lĩnh vực căn hộ chung cư lặp lại từ khóa tới 35 lần và vẫn đứng top 1 trong 1 thời gian dài.

Thứ 3: Nội dung trên trang của bạn bị sao chép (ví dụ qua RSS feed) và up lên ở 1 trang nào đó. Bạn không nên lo lắng về việc này và thay vào đó nên tự hào. Nó có nghĩa nội dung bạn viết ra có giá trị. Người đọc thấy nó hữu ích và public lên các trang khác để chia sẻ cho mọi người. 99% các bài được up lại đó sẽ có link giống bài viết gốc, mà thông thường là link đến website của bạn. Do vậy, việc bị sao chép nội dung thực ra lại là một tín hiệu tốt. Tất nhiên người đọc có thể up bài viết của bạn lên 1 website kém chất lượng nào đó, nhưng tin tôi đi Google không phạt bạn vì việc này. Đó không phải là lỗi của bạn và tình trạng này là phổ biến. Ví dụ như ở SEOmoz, các bài viết có thể được up lại tới hơn 200 lần bởi người đọc, những người thấy nội dung đó hữu ích và chia sẻ lại cho những người khác. Vì vậy, bạn không phải lo lắng về việc đó. Việc bạn nên quan tâm là những link trong các bài viết up lại đó nên trỏ về site của bạn.

Thứ 4: Vì tôi sử dụng Google Analytics, nên họ (Google) sẽ biết mọi thứ về trang web của tôi. Họ sẽ thấy tôi có tỷ lệ bounce rate cao, thời gian người dùng ở trên trang web ngắn. Liệu họ có phạt tôi vì những điều này?

Không đừng sợ hãi, họ sẽ không phạt bạn vì điều này. Vì

1.Google đã cam kết rằng, hai đội đặc nhiệm của họ (cũng là 2 dũng sĩ diệt Website) Google Webspam Team và Search Quality Team sẽ không lấy dữ liệu trực tiếp từ Google Analytics. Nói chung, họ sẽ sử dụng nó để lấy những dữ liệu cần thiết nhưng họ chắc chắn không làm việc theo kiểu “Oh, hãy túm lấy anh chàng này. Có vẻ người đọc không thích website của anh ta. Nhìn xem bounce rate thì cao trong khi thời gian lưu lại site của người dùng quá thấp”.
Hãy tưởng tượng nếu trang web của bạn phục vụ người đọc tốt, nếu bạn mang đến 1 câu trả lời ngắn gọn, chính xác giúp người dùng nhanh chóng tìm ra câu trả lời thì tỷ lệ bounce rate của bạn chắc chắn sẽ rất cao trong khi thời gian lưu lại trên site lại cực thấp. Vì vậy, hãy dừng việc lo lắng về những con số này. Và cũng thôi lo sợ việc Google sẽ nhìn vào những số liệu này để phạt bạn.

Thứ 5: “Nếu link của tôi có vẻ như đến từ việc trao đổi link, ví dụ tôi link đến 1 website và họ link trở lại tôi. Liệu có trái với quy định của Google và những link đó sẽ bị mất giá trị?”

“Tôi nên làm gì nếu VnExpress link đến tôi. Tôi muốn link trở lại đến bài viết đó để người đọc khi ghé thăm website sẽ biết VnExpress đã viết gì về tôi. Nhưng tôi không muốn bị coi là đi trao đổi link”. Không, bạn không phải lo lắng về việc đó. Cho đến bây giờ, trên Internet việc trao đổi link vì mục đích ranking vẫn còn tồn tại và Google phát hiện ra điều này không khó khăn gì. Nhưng nếu mục đích của bạn chỉ là share lại những gì người khác nói về bạn, sẽ không có vấn đề gì cả.

Thứ 6: “Anchor text của tôi không có từ khóa. Tôi có 1 trang web và tôi muốn anchor text trỏ tới trang web của tôi phải chứa keyword. Nhưng nếu đặt keyword như thế sẽ làm bài viết không tự nhiên, người dùng có thể không thích và sẽ không click vào nó”.
Bạn không phải lo lắng về điều đó. Thực tế việc lạm dụng keyword trong anchor text đang bị Google xem xét kỹ càng hơn. Họ coi việc đó là không bình thường. Vì vậy, hãy đặt anchor text sao cho nó phù hợp với nội dung, đem lại sự dễ chịu cho người đọc với 1 anchor text có ý nghĩa. Tuyệt. Hãy đặt link đó, hãy sử dụng anchor text đó dù nó không có keyword bạn mong muốn.

Thứ 7: “Tôi đặt link trong phần footer của website. Liệu nó sẽ ảnh hưởng xấu tới ranking.” Tôi đã nghe nhiều điều không hay về footer links. Trong phần lớn trường hợp, nó không phải là vấn đề chừng nào bạn tạo ra nó để phục vụ người đọc. Link trên footer tốt nhất nên dài, có nội dung và mang đến những bài viết chất lượng cho người đọc. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng footer, đặt 1 đống link lên đó với anchor text trùng 100% với keyword, Google chắc chắn sẽ hỏi thăm bạn. Tôi đã từng chứng kiến những trường hợp như vậy và khi họ xóa những link đó và thay bởi những link hữu ích, hình phạt lập tức bị gỡ bỏ. Do vậy sẽ là rất xấu nếu nhồi nhét quá nhiều link trong footer nhằm mục đích lừa gạt Google nhưng cũng không có nghĩa cứ đặt link ở footer là xấu.

Thứ 8: “Nhìn này, đây là URL của tôi: /123 or /?ide=7, nó không có KEYWORD, việc này liệu có ảnh hưởng đến khả năng ranking của tôi không”
Đây thực ra không phải là vấn đề lớn. Nếu bạn có một URL chứa keyword và tĩnh, thật tuyệt. Như thế là tốt nhất vì người lướt web có thể nhớ trang web của bạn mà gõ thẳng lên thanh trình duyệt của địa chỉ thay vì phải lục tung mục History hay ghé thăm Google để tìm kiếm lại. Nhưng nếu URL của bạn không có keyword nó cũng không ngăn cản bạn có ranking cao. Bạn có thể thấy hàng tá trên web vẫn đứng ở Top 1 dù không hề có từ khóa trong URL.

Thứ 9: Vậy còn về link bait? (Link bait là bất cứ nội dung hoặc chi tiết nào trong 1 website được thiết kế đặc biệt để thu hút sự chú ý hoặc khuyến khích mọi người link đến website đó. Theo Matt Cutts, Link bait là nhưng thứ “hấp dẫn, thú vị nhằm thu hút sự chú ý người đọc). “Tôi lo lắng về link bait, về những bài viết, video không liên quan đến nội dung của website nhưng chắc chắn thu hút người đọc. Tôi sợ rằng Google sẽ bỏ tù website vì họ không thích những nội dung không liên quan”

Không phải vậy. Cả Google và Bing đều tuyên bố rõ ràng rằng: Họ yêu thích việc này kể cả khi nội dung bài bạn viết ra liên quan rất ít đến phần còn lại của trang Web. Thực tế, đây là cách rất tốt để nhận diện thương hiệu. Bạn có thể sử dụng cách này để thu hút sự chú ý trên các mạng xã hội. Khi bạn có nhiều link trỏ tới, PR của website sẽ tăng lên và ranking của tất cả các trang con trong website đó sẽ tốt hơn.

Hy vọng bạn thích bài viết này và không còn bận tâm gì về những vấn đề trên nữa. Hãy thôi lo lắng về footer links, url không có từ khóa cũng như mật độ từ khóa đi. Chỉ vì một số người quá lạm dụng chúng để lừa gạt máy tìm kiếm và bị phạt, không có nghĩa là số đông còn lại phải lo lắng về chúng.

shares
Xin chào! Bạn cần hỗ trợ?